Lung linh cung

Cánh Hoa Vườn Thượng Uyển

Thể loại: Tuồng Cổ

 

Diễn viên:

- Tài Linh: Võ Mỵ Nương

- Kim Tử Long: Thái tử Lý Trị

- Thanh Tòng: vua Lý Thế Dân

- Chí Linh: Trần Nam Anh

- ......................

  • Xem video
  • Hình ảnh
  • Nội dung

Võ Mỵ Nương – nhị tiểu thư thiên kim Võ gia.

 

Mỵ Nương xinh đẹp, thông minh, lanh lợi, trẻ con nhưng tính khí chẳng khác trang nam tử. Nàng có cái nhìn xa trông rộng, có những hoài bão hơn cả nam nhân.

 

Mỵ Nương có hai người bạn thanh mai trúc mã là Trần Nam Anh và Vũ Văn. Cả hai cùng thầm yêu trộm nhớ nhưng nàng Mỵ Nương cứ suốt ngày ôm ấp mộng vào cung, nên vô tâm nào biết chi có hai trái tim đang rạn vỡ.

 

Mặt khác tại triều đình Lý Thuần Phong pháp sư xem thiên văn nhìn thấy sao Vua bị lu mờ bởi ngôi sao lạ. Đó chính là mầm mống phản loạn, làm nghiêng ngửa nghiệp Đường.

 

Ngôi sao ấy xuất phát từ xứ Lợi Châu, thuộc dòng họ Võ. Nghe nghiệp Đường có nguy cơ bị lật đổ. Vua Lý Thế Dân vô cùng lo lắng, bất an. Ngài cùng Tiểu Thuần Tử vi phục xuất tuần đến xứ Lợi Châu xem rõ thực hư.

 

Khi đến bìa rừng, vô tình Lý Thế Dân đã cứu nguy một con mèo thoát khỏi con mãng xà độc. Đúng lúc này, thì có một tiểu nữ tử hớt hải chạy đến, dáo dác nhìn khắp nơi, miệng không ngừng gọi Tuyết Nhi (tên của “nàng” mèo).

 

Phải nói một chút về “nàng” Tuyết Nhi này, ngoài Nam Anh và Vũ Văn ra, thì người bạn thân thiết không kém với Mỵ Nương chính là Tuyết Nhi, dù đi học hay đi chơi nàng đều mang theo Tuyết Nhi bên mình.

 

Tuyết Nhi cũng bướng bỉnh chẳng kém Mỵ Nương, lần nữa lại bỏ nàng mà chạy lung tung, kết quả xém tý làm mồi cho…. mãng xà.

 

Mỵ Nương nhận lại Tuyết Nhi từ tay Lý Thế Dân. Tuy mới vừa gặp người khách lạ, vốn tính tình hoạt bát, dễ gần, Mỵ Nương nhanh chóng làm quen và nói chuyện huyên thuyên cùng “chú Hai” – Lý Thế Dân.

 

Vua Lý Thế Dân vừa gặp đã cảm mến Võ Mỵ Nương. Một tiểu nữ tử xinh đẹp, hoạt bát lại thông minh. Nàng vô tư cùng Lý Thế Dân bàn chuyện nước, nói đến những cải cách mà nàng muốn thực hiện.

 

Khi vua Lý Thế Dân biết được Mỵ Nương họ Võ, con gái của đô đốc Võ Sĩ Hoạch tại xứ Lợi Châu thì lập tức biến sắc. Nhưng ngay sau đó, Ngài liền xua đi nỗi bất an vô hình, nhìn thế nào vua Lý Thế Dân cũng không tin tiểu nữ tử này có thể làm lung lay nghiệp Đường.

 

Sau khi vua Lý Thế Dân về kinh, liền ban chiếu chỉ xứ Lợi Châu phải tấn cung một trăm mỹ nữ. Võ gia xứ Lợi Châu gái đài trang trâm cài…. Võ Mỵ Nương cũng nằm trong danh sách tấn cung. Nghe hung tin, Võ Mẫu suối châu như mưa, một lần tấn cung là cả đời cách trở. Huống chi Mỵ Nương là minh châu, là tâm can bảo bối của bà, làm sao Võ Mẫu có thể tiến cung Mỵ Nương được.

 

Trái với sự lo lắng, u sầu của Võ Mẫu, nghe tin được tiến cung nàng Mỵ Nương mừng đến mức……xỉu…….khiến Võ Lão cùng Võ Mẫu một phen kinh động. Nhưng khi thấy Mỵ Nương vui mừng, hớn hở thì lại khiến Võ Lão cùng Võ Mẫu một phen kinh ngạc…

 

Tiến cung…. dù nằm mơ nàng cũng muốn được tiến cung, nay cơ hội đã đến đương nhiên phải nắm cho thật chặt rồi. “Con mơ màng suốt đêm ngồi mơ, con mong rằng sẽ được vào cung. Ngồi bên bên Vua vuốt râu nhà Vua, kề Chiêu Dương đấm lưng cho bà”. Nghe Mỵ Nương mơ mộng, mà chỉ biết than trời “con mong rằng sẽ được vào cung, quên quê nhà có mẹ cùng cha, ngồi thương con khóc như trời mưa. Còn cung son con hát ca vui cười.” Tức giận thì ít, nhưng không muốn Mỵ Nương vào cung chịu khổ thì nhiều, Võ Mẫu cương quyết không cho Mỵ Nương tiến cung. Bà sẽ dùng cách “di hoa tiếp mộc” cho người thế Mỵ Nương tấn cung.

 

Trước quyết định chắc như đinh đóng cột của Võ Mẫu, Mỵ Nương cũng quyết không nhường bước ra tối hậu thư…nàng sẽ………….nhịn đói……nhịn đói đến chết, nếu như Võ Mẫu không thuận tình. Tưởng đâu chiêu này có thể làm Võ Mẫu chùn lòng…..nào ngờ Võ Mẫu ra lệnh không nấu phần ăn cho Mỵ Nương.

 

Mỵ Nương “há miệng mắc quai”, chỉ có thể thốt một chữ "mẹ" đầy uất ức, trong dạ thì chỉ đành than khổ. May là Võ Lão đứng về phía Mỵ Nương, vì ngày xưa khi Mỵ Nương chào đời hào quang sáng chói, thầy bói đã nói với Võ Lão sau này Mỵ Nương sẽ làm rạng danh dòng họ Võ.

 

Nhưng thiên mệnh khó trái, Võ Mỵ Nương vẫn tiến cung giữ chức tài nhân.

 

Như đã nói, Mỵ Nương ở đâu thì Tuyết Nhi phải ở đó, nàng tiến cung cũng không quên mang theo Tuyết Nhi. Lần nữa Tuyết Nhi lại ham chơi, hay là Mỵ Nương ham chơi bỏ quên Tuyết Nhi….cũng không biết nữa…..Nàng lại loay hoay đi tìm Tuyết Nhi khắp ngự uyển viên.

 

Lần này thì Tuyết Nhi được thái tử Lý Trị tìm thấy. Đây cũng chính là cuộc gặp gỡ định mệnh giữa hai người. Thái tử Lý Trị tính tình hiền lành, nhân hậu nhưng lại ham chơi, đối với chuyện triều chính chàng không chút quan tâm.

 

Nay gặp Võ Mỵ Nương tâm đầu ý hợp, xinh đẹp, lanh lợi. Thái tử Lý Trị như bị cuốn vào đôi mắt tròn xoe biết nói kia, vào đôi môi chúm chím hay cười kia. Suốt ngày, thái tử Lý Trị cứ tìm Mỵ Nương cùng đá dế, câu cá, thả diều cùng trải qua những tháng ngày vui vẻ. Cho đến khi vua Lý Thế Dân phê chiếu ban hôn Lý Trị sánh duyên cùng Khương Hà. “Ai ngăn cầu đoạn trường cầu ô sao không chung lối. Để duyên nợ dở dang, bóng chim khuất xa đường mây.”

 

Tuy đã cưới Khương Hà, nhưng với Lý Trị chỉ là “cưới về cho có nàng dâu, còn riêng ta muốn đi đâu thì mặc tình đi”. Mọi chuyện vẫn không thay đổi, Lý Trị vẫn thường tìm Mỵ Nương đi chơi. Khương Hà bắt gặp cảnh trái đạo nên đã tấu trình cùng vua Lý Thế Dân.

 

Vua Lý Thế Dân nghe tin toàn thân chấn động: một người là tài nhân, một người là Thái tử mà có thể xem thường kỷ cương, coi nhẹ đạo lý tạo ra mối quan hệ bất chính.

 

Tuy vua Lý Thế Dân phong Võ Mỵ Nương làm tài nhân nhưng Ngài chưa hề ép buộc Mỵ Nương, nhưng cũng không vì thế mà có thể chấp được chuyện nghịch lý kia.

 

Vua Lý Thế Dân hạ chiếu Võ Mỵ Nương đến Thẩm Tự viện, ngày ngày tụng kinh niệm phật, cắt đứt quan hệ giữa Lý Trị cùng Mỵ Nương.

 

Không lâu sau đó vua Lý Thế Dân băng hà, Lý Trị lên ngôi trị vì giang san, lấy niên hiệu Đường Cao Tông. Khi đã ổn định, Lý Trị liền đến Thẩm Tự viện đón Mỵ Nương về cung. Võ Mỵ Nương chính thức trở thành phi tử của Lý Trị. Sau này được sắc phong làm Hậu, cùng Lý Trị xử lý việc triều chính, bàn quốc sự.

 

Sau khi vua Đường Cao Tông - Lý Trị băng hà, Võ Mỵ Nương lên ngôi thay triều đổi vị xưng Võ Tắc Thiên lập ra triều đại Võ Chu. Trở thành nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

 

Võ Chu dưới thời cai trị của Võ Tắc Thiên đất nước có nhiều phát triển và cải cách nhất định. Tuy nhiên cho đến nay Võ Tắc Thiên là người có công hay có tội vẫn là một câu hỏi lớn???

 

Người kể: ~3mtl~

VIDEO CÙNG ALBUM KHÁC >
ALBUM VIDEO KHÁC >

Vị Đắng Đời Cha

Tiếng đờn ai oán, dìu dặt vọng về trong đêm thanh vắng. Tiếng đờn vừa lạ vừa quen, đưa hồn về miền ký ức xa xưa...

Vị Đắng Cuộc Đời

Vợ chồng Hùng và Hậu tuy nghèo nhưng sống rất tình nghĩa. Không còn cha mẹ bà con thân thuộc, anh chị xem Dũng như một đứa...

Vầng Trăng Trong Mưa

Sinh con và nuôi dạy con từ bé đến lúc trưởng thành, cha mẹ nào không muốn con mình có một cuộc sống đủ đầy hạnh phúc,...

Nước Suối Trường Sinh

Tù trưởng bộ lạc Hà Sơn – Kha Lân luôn lấy chinh chiếm làm niềm vui. Mọi chuyện bắt đầu từ khi ông cưới Y Miên –...

Như Núi Thái Sơn

"Uống nước nhớ nguồn, làm con phải hiếu. Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”   Không...

Ngôi Nhà Mơ Ước

Ngọc là con gái trong một gia đình khá giả, vì yêu Tâm nên cô từ chối cùng mẹ qua nước ngoài định cư. Nhưng ngờ đâu...

Mẹ

"Mẹ” - chỉ một từ thôi, một từ ngắn ngủi vỏn vẹn có hai chữ cái, nhưng lạ lùng thay, nó lại chứa đựng không biết...