Lung linh cung

Cung Đàn và Lưỡi Kiếm

Thể loại: Tuồng Cổ

 

Diễn viên:

- Tài Linh: Huệ Thư

- Thanh Tòng: Nguyễn Công Trứ

- Linh Tâm: Phan Lương

- Diệp Lang: cụ Vó

- ..........................

  • Xem video
  • Hình ảnh
  • Nội dung
Nguyễn Công Trứ một nhà quân sư cũng là một nhà văn lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam. Ông phụng lệnh Vua đi dẹp loạn xứ Tiền Châu, ông đã giết chủ tướng cầm dân khởi nghĩa là Phan Bá Vành.
 

Tuy chủ tướng đã chết, dân xứ Tiền Châu bị bao vây áp chế. Nhưng sự căm hờn, phẫn uất của dân xứ này chẳng hề suy giảm mà hận thù chỉ có tăng, thề giết Nguyễn Công Trứ trả thù rửa hận.

 

Người được giao trọng trách không ai khác chính là Phan Lương – chàng trai chính trực nghĩa khí mang trong người nhiệt huyết sôi trào. Dù biết chuyến đi này thập tử nhất sinh, Phan Lương xin thề trước vong linh chủ tướng sẽ đem đầu Công Trứ về tế trước mộ người.

 

Công Trứ phước lớn mạng lớn, đêm ấy ngài đến nhà của Huệ Thư – cô đào hát bóng sắc yêu kiều có giọng hát tuyệt vời, tiếng hát của nàng làm nghiêng ngả khách mày râu. Cư nhiên, tài trí của nàng cũng sánh ngang hàng cùng sắc đẹp mà ông trời đã ưu ái ban tặng cho nàng.

 

Công Trứ đối với nàng vừa kính trọng vừa yêu thương. Họ là phu thê cũng là tri kỷ cùng chia sẻ những cay đắng ngọt bùi.

 

Phan Lương ám sát Công Trứ thất bại bị bắt giam, nhưng liền ngay sau đó chàng đã tẩu thoát, quân lính phủ vây khắp nơi, trong lúc tìm đường đào sanh Phan Lương đã trốn vào nhà Huệ Thư. Chính Huệ Thư đã cứu chàng một mạng, ẩn nấp trong nhà Phan Lương nghe được cuộc đối thoại giữa Huệ Thư cùng huyện Kiểm, chàng ít nhiều hiểu đôi chút về Công Trứ.

 

Nhưng thù oán đã chất thành non, máu xương dân xứ Tiền Châu đã đổ xuống quá nhiều, nhiệm vụ của chàng là phải giết Công Trứ. Huệ Thư đã dùng lý lẽ phân bày để Phan Lương nhận đâu là đúng, đâu là sai. Phan Lương đầu cứng như đá nhưng trước những lời nói chân thật có lý có tình của Huệ Thư làm cho lung lay, đã để lại trong chàng bao nghĩ ngợi.

 

Tuy đã bình loạn được dân xứ Tiền Châu nhưng lòng Công Trứ chưa phút giây an ổn khi nghĩ về cảnh khổ của dân đen chính vì đói nghèo, vì bị áp bức bất công nên mới nổi dậy làm loạn. Cái ông cần làm là giúp đỡ dân xứ Tiền Châu được cơm no áo ấm. Muốn nghĩ ra kế sách lưỡng toàn cũng cần thời gian, mà tin chỉ vài ngày dân nổi loạn sẽ lại đánh phá đến phủ đường. Công Trứ lần nữa không muốn máu chảy thành sông, giết người vô tội. Huệ Thư nhìn Công Trứ lo lắng lao nhọc muốn được cùng người phân ưu. Huệ Thư tình nguyện một mình đến xứ Tiền Châu khuyên nhủ dân làng, cốt kéo dài thời gian để Công Trứ nghĩ ra kế sách khai hoang, lập ấp. Hẹn ba ngày sẽ hội ngộ tại Tiền Châu.

 

Riêng Phan Lương sứ mạng không thành, đành quay về chịu tội cùng nghĩa sĩ. Cụ Vó – người đứng đầu dân làng cũng là cha của Phan Lương vì nghĩa dẹp tình riêng, đòi giết Phan Lương đem máu của chàng tế cờ xuất trận.

 

Lúc này, Huệ Thư một mình dấn thân vào chỗ hiểm nguy. Khi sự phẫn uất của người dân đã đến đỉnh điểm, có thể nàng chưa kịp nói gì thì đã bị giết. Thế nhưng đứng trước sự hận thù, ánh mắt căm hờn của dân xứ Tiền Châu, Huệ Thư chẳng chút núng nao, đôi mắt sáng ngời tràn đầy dũng khí. Nàng đem lời ca tiếng hát như kêu gọi, khuyên can, như ân cần, thúc giục. Tiếng hát lời ca của nàng có uy lực hơn cả lưỡi gươm làm xao xuyến cõi lòng dân xứ Tiền Châu. Từ đầu đến cuối, nàng vẫn chung thủy tin tưởng vào Công Trứ đúng ba ngày sẽ đến Tiền Châu, đem kế sách khai hoang, lập ấp, xóa tan nghèo đói cho người dân có cuộc sống ấm no.

 

Huệ Thư tình nguyện ở lại làm con tin. Phan Lương từng mang món nợ ân tình của Huệ Thư, nay chàng muốn trả món nợ đó đưa Huệ Thư rời khỏi nơi đây, chàng chỉ e dân làng phẫn uất Huệ Thư sẽ làm mồi cho lửa đỏ. Chàng mến mộ tiếng hát lời ca của trang tài hoa lại càng mến mộ tài đức của nàng, Phan Lương không muốn Huệ Thư oan thác. Nhưng Huệ Thư không chịu đi nhất quyết ở lại, nàng tin rằng ngày mai khi thái dương tỏa hồng nơi nơi, Công Trứ sẽ vào đây cùng chung sức lo muôn nhà yên vui. Nàng tin vào tài trí của Công Trứ, tuyệt đối không sai hẹn.

 

Đúng trời sáng, quân triều đình kéo đến nhưng không phải như những gì Huệ Thư nói, mà là đến tàn sát dân làng. Người cầm đầu chính là quan Kiểm, hắn đã trộm lệnh bài xuất quân của Công Trứ. Đích thân Huệ Thư ra trận vạch mặt xấu xa của tên quan Kiểm, nàng kêu gọi binh sĩ cùng dân không nên sát hại lẫn nhau vì Công Trứ đã có cách chiêu an. Trước giờ, quan Kiểm đã không ưa gì Huệ Thư nay lần nữa nàng lại phá hỏng kế hoạch của hắn, quan Kiểm chẳng ngần ngại rút đao đâm trọng thương Huệ Thư.

 

Đến khi Công Trứ đến thì đã muộn. Trước Công Trứ cho người bắt giam tên quan Kiểm sau đưa kế sách khai hoang, lập ấp, mở rộng ra biển để người dân xứ Tiền Châu có cuộc sống tốt hơn. Chính sự hy sinh của Huệ Thư, lòng dũng cảm vì chính nghĩa của nàng đã làm cảm động dân xứ Tiền Châu, máu của nàng đã đổ xuống đất này thì đất này đời đời nhớ ơn, sẽ một lòng một dạ đi theo Công Trứ.

 

Công Trứ có thể cảm hóa dân Tiền Châu, tất cả đều là công lao của Huệ Thư. Gánh nặng người dân đói khổ đã được trút bỏ nhưng sao lòng Công Trứ nặng trĩu thế này. Ôm Huệ Thư trong tay mà tim nhức buốt. Nhìn mọi người cùng đồng lòng, Huệ Thư miệng nở nụ cười, yên lòng nhắm mắt trong vòng tay Công Trứ.

 

Người kể: ~3mtl~

VIDEO CÙNG ALBUM KHÁC >
ALBUM VIDEO KHÁC >

Vị Đắng Đời Cha

Tiếng đờn ai oán, dìu dặt vọng về trong đêm thanh vắng. Tiếng đờn vừa lạ vừa quen, đưa hồn về miền ký ức xa xưa...

Vị Đắng Cuộc Đời

Vợ chồng Hùng và Hậu tuy nghèo nhưng sống rất tình nghĩa. Không còn cha mẹ bà con thân thuộc, anh chị xem Dũng như một đứa...

Vầng Trăng Trong Mưa

Sinh con và nuôi dạy con từ bé đến lúc trưởng thành, cha mẹ nào không muốn con mình có một cuộc sống đủ đầy hạnh phúc,...

Nước Suối Trường Sinh

Tù trưởng bộ lạc Hà Sơn – Kha Lân luôn lấy chinh chiếm làm niềm vui. Mọi chuyện bắt đầu từ khi ông cưới Y Miên –...

Như Núi Thái Sơn

"Uống nước nhớ nguồn, làm con phải hiếu. Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”   Không...

Ngôi Nhà Mơ Ước

Ngọc là con gái trong một gia đình khá giả, vì yêu Tâm nên cô từ chối cùng mẹ qua nước ngoài định cư. Nhưng ngờ đâu...

Mẹ

"Mẹ” - chỉ một từ thôi, một từ ngắn ngủi vỏn vẹn có hai chữ cái, nhưng lạ lùng thay, nó lại chứa đựng không biết...