Thính âm cung

Audio 'Tại Tôi'

Thể loại: Xã Hội

 

Diễn viên:

- Tài Linh: Thanh Nguyên

- Minh Vương: Hữu Nhơn

- Hồng Nga: Bà cả Kim 

- .....................

  • AUDIO
  • Nội dung
"Tại Tôi” lại là vở tuồng phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
 

Thanh Nguyên và Hữu Nhơn học chung trường chung lớp. Thanh Nguyên tuy là cô gái sống ở xã hội có nền luân lý cổ xưa, nhưng tư tưởng theo chế độ mới nên tính tình cứng rắn, quyết đoán, độc lập. Còn Hữu Nhơn thì tính tình nhút nhát hơi mềm yếu.

 

Hữu Nhơn tỏ tình yêu thương Thanh Nguyên. Thanh Nguyên cũng thương Hữu Nhơn, nhưng hai cái thương lại khác nhau. Hữu Nhơn thì chân tình sâu sắc, Thanh Nguyên thì lưỡng lự, không sốt sắng. Hữu Nhơn, thưa với ba của Thanh Nguyên – giáo sư Tự Cường nội một tuần sẽ đưa ba mẹ lên để hai gia đình biết mặt.

 

Xưa Thanh Nguyên còn nhỏ, ông muốn để cho trí Thanh Nguyên được tự do thảnh thơi. Nay cô đã trưởng thành, gần lập gia đình, ông quyết kể rõ nguồn cội gốc tích cho cô tường.

 

Thật ra giáo sư Tự Cường chỉ là cha nuôi, còn cha mẹ ruột của Thanh Nguyên đều đã mất khi cô còn nằm trong nôi. Khi tận tường cuộc đời mình, Thanh Nguyên thay đổi suy nghĩ, cô không muốn lập gia đình nữa, cô muốn ở vậy mà tận tâm báo hiếu cho giáo sư Tự Cường. Cô viết thư từ chối việc gặp nhau giữa hai gia đình.

 

Hữu Nhơn về nhà nhất quyết một hai đòi ba mẹ lên Sài Gòn gặp ông giáo sư Tự Cường. Ba mẹ anh đang lưỡng lự, thì ngay lúc này Nhơn nhận được dây thép của Nguyên bảo anh đừng lên nữa và xin hủy bỏ lời hứa hôm trước. Nhơn đọc xong thì kêu trời kêu đất, vật vã khóc lóc đòi sống đòi chết, làm cả nhà anh vô cùng lo lắng.

 

Ngoại và mẹ của Nhơn đường sá xa xôi lên Sài Gòn gặp ông giáo sư và Thanh Nguyên. Cô tỏ thiệt ý của mình cho hai bà biết, cô quyết không lấy chồng nếu như xã hội này vẫn còn chế độ phong kiến cổ xưa hủ lậu.

 

Ông giáo sư và bà cả Kim – ngoại của Nhơn nói chuyện, mới rõ ra Thanh Nguyên và Hữu Nhơn là anh em cô cậu. Ngày xưa ba của Thanh Nguyên là người miền Nam lại cưới mẹ cô người miền Bắc, gia thế lại không môn đăng hộ đối. Khi ba cô dẫn mẹ cô về ra mắt bà cả Kim thì bà vô cùng tức giận, quyết không chấp nhận. Nên cả hai bỏ ra đi. Trước khi chết, cha Thanh Nguyên gởi cô lại cho ông giáo sư nuôi dưỡng.

 

Giờ đây mọi chuyện đều sáng tỏ, bà cả Kim vô cùng hối hận, muốn nhận nhìn cháu nội. Nhưng Thanh Nguyên nhất quyết không chịu. Bà cả Kim vô cùng đau khổ than trách tại mình, tại bà mà gây ra thảm cảnh ngày hôm nay. Ngày xưa thì chia rẽ duyên con, ngày nay thì làm cho đời cháu phải khổ.

 

Hữu Nhơn đành nói lời vĩnh biệt, từ tạ Thanh Nguyên trở về quê.

 

(Đoạn cuối này, nếu đọc truyện sẽ rất hay. Trong truyện vì Hữu Nhơn tính tình ủy mị, yếu đuối, đa sầu đa cảm, lại rất si tình Thanh Nguyên, nên khi biết được sự thật cả hai là anh em cô cậu, khi trở về quê thì anh trở nên điên loạn, dại dại khùng khùng. Lúc này mẹ và ba của anh cũng vô cùng hối hận, vì ngày xưa sợ cha của Thanh Nguyên sẽ giành hết gia tài, nên đem lòng đố kỵ, để cha mẹ Thanh Nguyên buồn tủi bỏ nhà mà ra đi. Để giờ hậu quả trút xuống đầu con trai họ.)

Người kể: 3mtl

AUDIO CÙNG ALBUM KHÁC >